Thursday 1 October 2015

Làm giàu từ cây Gừng

Ông Trần Văn Đi (ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM
Gừng là một gia vị không thể thiếu trong những ngày Tết và được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Chính vì vậy những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ở TPHCM ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Ông Trần Văn Đi (ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM) là một trong những người tiên phong, khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa kém năng suất sang trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đi cho biết: Một hôm ông xem truyền hình thấy giới thiệu về mô hình trồng gừng rất hiệu quả. Đêm nằm ngủ cứ trằn trọc mãi. Sáng hôm sau, ông lặn lội xuống tận tỉnh Tiền Giang, học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.Lúc đầu ông trồng thử 100m2, sau 8 tháng ông đã thu hoạch được lứa đầu, bán với giá 12.000đ/kg. Ông nhẩm tính nếu giá gừng tươi cứ đứng vững như vậy thì trồng gừng so với trồng lúa lời gấp 3 – 4 lần, không phải chân lấm tay bùn. Vụ sau ông trồng tăng diện tích lên 1.000m2; một năm sau ông trồng diện tích lên 3.000m2. Ông Đi cho hay: Khâu chọn gừng để làm giống rất quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, củ to, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt.
Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không nên dùng dao, mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch Topsin hay Dithane với liều lượng 200g pha loãng với 50 lít nước, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối. Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm hết mang ra ruộng trồng.
Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng cần lên liếp, nếu ruộng cao không bị úng vào mùa mưa thì không cần lên liếp. Lên liếp ngang 1,2m; dài tuỳ theo khổ đất, cao 20 – 30cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển tốt. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Sau này vun gốc sẽ lấy đất ở giữa vun sang hai bên giống vun gốc khoai lang.
Cùng với cách chăm sóc như vậy, anh Trần Văn Khả người cùng ấp nhờ trồng gừng mấy năm vừa rồi trúng mùa, được giá, anh đã xây được nhà khang trang. Bà Trần Thị Mới, ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, tươi cười kể: Trồng gừng cũng dễ trồng, so với trồng lúa khoẻ re, không phải chân lấm tay bùn, giá cả lại cao, cứ gần Tết mối tới tận nhà cân, mình không phải đi chợ… Nhờ trồng gừng nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Cách đặt hom: Bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Bằm đất thật nhuyễn, đặt hom giống xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm.
Chăm sóc: Trồng xong ngày tưới 1 – 2 lần, trời mưa không cần tưới. Lưu ý không để gừng bị khô quá nếu bị khô gừng kém phát triển và kéo dài thời gian sinh trưởng.
Bón phân: Lượng phân cần cho 1.000m2 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.
Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Mỗi tháng xới đất làm cỏ 1 lần.
Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây.
Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc. (Cần chú ý kiểm tra cây gừng khi nào thấy củ trồi lên lại tiến hành vun gốc).
Ông Đi bộc bạch: Nếu chăm sóc tốt 1 sào đạt năng suất từ 4 – 5 tấn củ, với giá bán gừng hiện nay từ 17.000 – 18.000đ/kg, thì một sào ông đi thu được 68 triệu, trừ chi phí giống + phân = 18 triệu, còn lời được 50 triệu.
 TRỒNG GỪNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Gừng cho năng suất rất cao, có thể đạt từ 40-80 tấn/ha (năng suất bình quân 60 tấn/ha). Nếu bán gừng non (thời gian trồng là 6 tháng) thì một công (1000m2) gừng, bà con nông dân thu được khoảng 75 triệu đồng (theo giá gừng năm 2004, hiện tại giá gừng giống là 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cây gừng thường rất bị các loại bệnh hại tấn công, nhất là bệnh thối củ (héo vàng) đây là loại bệnh rất khó phòng và trị. Do vậy, nông dân thường rất ngán ngại khi trồng loại cây trồng này.
1. Cách chọn gừng giống:Bà con nông dân rất ít khi có gừng giống để sẵn trong nhà, thường mua gừng giống từ các địa phương khác chuyển tới nên nông dân rất dễ mua phải gừng non, gừng chưa đúng độ tuổi để dùng làm giống (thường khoảng 8 tháng) hoặc gừng trước đó đã bị nhiễm bệnh. Để xác định được gừng đã già và có thể làm giống được, cần quan sát những đặc điểm sau đây:
Khi bẻ củ gừng ra, bên trong ruột củ gừng có màu vàng sậm. Phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại (gừng đã già và phần thân đã tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân để đạp lên cây gừng). Trồng phải gừng non hoặc gừng đã nhiễm bệnh trước đó thì gừng sẽ kém phát triển và bệnh hại phát triển mạnh sau này.
2. Cách xử lý gừng giống:
Hom gừng giống được tồn trữ nơi thoáng mát, với mật độ vừa phải và phun Validacine để phòng bệnh.
Trước khi ngâm ủ gừng giống, hom gừng giống được ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm (Topsin, Dithane…) khoảng 30 phút, sau đó vớt gừng ra để nơi khô ráo, khoảng một tuần sau thì tiến hành bẻ hom. Dùng tay để bẻ, không được dùng dao để cắt hoặc bổ đôi củ giống (mầm bệnh dễ dàng truyền từ củ này sang củ khác, đồng thời nếu bổ đôi củ giống khi trồng sẽ dễ bị mất nước và chết). Sau khi bẻ hom gừng xong phải để 15 ngày sau mới tiến hành đem ủ, thời gian này giúp cho vết bẻ khô mặt.
3. Cách ủ hom gừng:
Hom gừng giống được ủ trong tro trấu và tưới nước vừa đủ ấm để giúp hom gừng nẩy mầm tốt, thời gian ủ thường là 15 ngày (tuỳ theo hom gừng mạnh hay yếu). Chú ý, trước khi đem hom gừng ra trồng thì cần loại bỏ ngay những hom gừng bị mềm hoặc thối, vì đã bị nhiễm bệnh và có thể lây lan ra trên toàn bộ đám gừng.
4. Cách chọn đất để trồng gừng:
Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn. Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng. Khi cây gừng bị thương thì nấm bệnh dễ dàng tấn công. Nên chọn vùng đất thịt, đất sét pha để trồng gừng.
5. Cách làm đất:
Đây là khâu rất quan trọng khi trồng gừng. Đất trồng gừng không được trồng chuyên canh, mà nên trồng luân canh hoặc xen canh với các loại cây trồng khác. Để phòng ngừa bệnh hại sau này trên cây gừng thì cần ngăn ngừa. Trước khi xuống giống nên gom và thiêu huỷ những cây bị bệnh của vụ trước đó, đất trồng nên được cày xới, phơi khô, lên liếp và bón lót vôi bột (70-120 kg/công). Có thể rải chất kích kháng, tăng cường bón phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục, cũng có thể dùng tro trấu.
Ngoài ra, cần sử dụng thuốc vi sinh Trichoderma phun xịt lên mặt đất (theo liều hướng dẫn trên sản phẩm, sau đó cày ải đảo đất lại lần hai và tiến hành lên liếp để chuẩn bị xuống giống. Chú ý: khi đặt gừng giống, nên đặt trên mặt liếp, không nên đặt dưới rãnh để nhẹ tưới vì vi khuẩn gây bệnh thối củ luôn có khuynh hướng di chuyển xuống phần dưới của liếp trồng, nhất là tập trung nơi các rãnh.
6. Cách bón phân:
Cây gừng là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng khá dài (từ 6 đến 8 tháng). Do vậy, khi trồng gừng, nông dân thường trồng xen với các loại cây trồng khác có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như đậu xanh hoặc bắp. Ở giai đoạn đầu nông dân chỉ bón phân cho các loại cây trồng xen này (chứ không bón phân cho cây rừng).
Cách bón phân, thành phần và liều lượng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình bệnh hại sau này. Khi thu hoạch các cây trồng xen xong thì nông dân mới tiến hành bón phân cho cây gừng (ở giai đoạn cây gừng đã được 90 ngày tuổi). Có thể chia ra làm 5 đợt bón phân và mỗi đợt bón cách nhau 20 ngày (90 ngày, 110 ngày, 130 ngày, 150 ngày, 170 ngày, 190 ngày). Bón phân NPK 20-20-15, liều lượng 10kg/công. Đồng thời có thể bón thêm các loại phân hữu cơ.
Khi chọn gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Lưu ý không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng:
– Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, đục vào bên trong ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent,… Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
– Bệnh cháy lá: Bệnh này do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc: Carbenzim, Bavistin,…
– Bệnh thối củ: Bệnh do vi khuẩn Ervina gây ra, đây là bệnh rất nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với gừng. Cây gừng đang xanh tốt bổng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa, vài bữa sau toàn bộ cây bị vàng, khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nhựa đục. Phòng trị: Đối với loại bệnh này thì việc phòng là quan trọng nhất. Quan sát khi thấy lá gừng có triệu chứng xoắn lá (đây là triệu chứng của bệnh thối củ), thì tiến hành phun các loại thuốc như: Cuproxat, Rampart, Validacin, thuốc vi sinh Trichoderma…để ngừa bệnh. Trong thuốc vi sinh Trichoderma có một loại nấm tên là Trichoderma như tên gọi của thuốc, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần một thời gian để thích hợp với môi trường trong đất, và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng với bệnh hại.

1 comment:

  1. Mình đã tìm thấy các thông tin cần thiết ở đây, cảm ơn bạn. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans , trụ sở chính chính tại địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật sài gòn midtrans - dịch thuật miền trung tại địa chỉ A12.1 _ Phú Hoàng Anh – Đường Nguyễn Hữu Thọ – Q7 – TPHCM là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng TP Hồ Chí Minh ; dịch thuật công chứng sài gòn 247 , địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật đồng Nai : địa chỉ Đường Bùi Văn Hòa, Tổ 5 KP 11, Biên Hòa, Đồng Nai là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại Đồng Nai; vietnamese translation : dịch vụ dịch thuật cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật công chứng tân bình: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại Quận tân bình, TP HCM; dịch thuật công chứng đà nẵng midtrans : Địa chỉ 54 Đinh Tiên Hoàng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật chuyên ngành tại Đà Nẵng; dịch thuật hà nội midtrans : địa chỉ 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Ba Lan, Phần Lan, Thái Lan, Hà Lan, Rumani, Lào, Campuchia, Philippin, Indonesia, La Tinh, Thụy Điển, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ..vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả.Tự hào là công ty cung cấp dịch thuật chuyên ngành hàng đầu với các đối tác lớn tại Việt nam trong các chuyên ngành hẹp như: y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, thủy nhiệt điện, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của Công ty dịch thuật chuyên nghiệp MIDtrans đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch đặc biệt đối với dịch hồ sơ thầu , dịch thuật tài liệu tài chính ngân hàng, dịch thuật tài liệu y khoa đa ngữ chuyên sâu. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm biên phiên dịch nhiều năm của đội ngũ dịch giả của chúng tôi. Hotline: 0947688883. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Các bạn ghé thăm site ủng hộ nhé. Cám ơn nhiều

    ReplyDelete