Tuesday 18 December 2012

7 nguyên tắc sống của người giàu


Những nguyên tắc sống của người giàu mà ông Ngô Quang Hùng nêu ra dưới đây có thể là "cẩm nang" cho những ai khao khát làm giàu:

1. Rõ ràng. Biết mình muốn gì? Mục tiêu trong từng giai đoạn là gì?

2. Tập trung: Khi đã có mục tiêu phải toàn tâm toàn ý. Khi tập trung cao độ sẽ lóe lên những ý tưởng táo bạo.

3. Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.

4. Làm việc chuyên nghiệp: Việc ra một đồng, cũng phải làm chuyên nghiệp.

5. Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.

6. Tập-Tập-Tập

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, đặc biệt là kinh doanh, các bạn đều phải tập. Sau lần tập thứ nhất, bạn sẽ mắc lỗi. Sau lần tập thứ 2 mắc lỗi ít hơn. Sau lần tập thứ 3, bạn mới có thể thành công. Kinh doanh ảo về bất động sản theo quy tắc 100-10-3-1 là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này. Thành công là sự nở hoa trong nhọc nhằn.

7. Khi thất bại, hãy tự an ủi mình bằng cách đưa ra 4 điều tự vấn:

+ Mình đã học được điều gì tuyệt vời từ sự việc này?
+ Số tiền mình mất là một phần hay là tất cả tài sản của mình?
+ Mình chỉ mất tiền chứ không mất sinh mạng
+ Kẻ lấy trộm là nó chứ không phải là mình

Cách làm giàu đơn giản áp dụng cho mọi người


Với cách này dù bạn xuất phát từ vạch nào, thì xác suất dòng thu nhập thụ động (sau 20 năm, 30 năm) của bạn sẽ đủ lớn để bạn trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày mà không cần đi làm.
Có quá nhiều tranh luận về làm giầu, nhưng có lẽ khó có thể thống nhất được với nhau, ngay cả các quan điểm được Robert Kyosaki trình bày trong “Rich Dad Poor Dad” cũng bị rất nhiều người phản đối.
Nhiều quan điểm đưa ra thậm chí còn rất nguy hại khi xuyên suốt tác phẩm đó tác giả cổ vũ cho con đường khởi nghiệp tạo dựng doanh nghiệp, con đường mà xác suất thành công áp dụng cho mọi người (ở mọi tầng lớp khác nhau, học vấn khác nhau, trí tuệ khác nhau) chỉ ở mốc không quá 3%. Khuyên mọi người đi một con đường mà xác suất thất bại đến 97% hoàn toàn không phải là một lời khuyên tốt, đặc biệt khi các bạn trẻ ít kinh nghiệm áp dụng lời khuyên này.

Trong các sách trình bày về “con đường làm giầu đơn giản kiểu dễ như ăn cơm bình dân và dành cho mọi người đều thực hiện được” thì có lẽ tác phẩm “Người giầu nhất thành Babylon” ra đời cách đây gần 100 năm là tác phẩm có các quan điểm đúng đắn và giá trị nhất.

Trong tác phẩm này, tác giả đúc kết các kinh nghiệm làm giầu của các lái thương kinh thành Babylon cổ kính và vĩ đại, những kiến thức quý giá được các học giả Babylon đúc kết và ghi chép lại trên các tấm thẻ đất sét nung từ 5000 năm trước được truyền cho hậu thế.

Các bước làm giầu cơ bản được đúc kết từ cuốn sách này như sau:
+ Bước 1: Tiết kiệm số tiền mình kiếm được hàng tháng, tỷ lệ tối thiểu là 10% số tiền kiếm được, đa phần mọi người đều làm ngay được bước này, dù họ chỉ là một cán bộ công chức hay một chuyên gia kỹ thuật cao cấp, hay một người công nhân lao động bình thường, một số người làm công (của các tập đoàn lớn hoặc các công ty liên doanh) có mức thu nhập cao có thể có mức dành dụm đến 40% -> 50% tiền lương, những người làm chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ hoặc các chủ doanh nghiệp thì mức dành dụm còn cao hơn nữa trên mức thu nhập lợi nhuận của họ.

+ Bước 2: Dùng số tiền tiết kiệm này tái đầu tư để sinh ra các nguồn thu nhập mới một cách thụ động (tức là các khoản thu nhập tự động sinh đẻ ra theo thời gian mà không cần người chủ đầu tư phải bỏ sức lao động), mức dành dụm tiết kiệm càng cao thì dòng thu nhập thụ động sẽ càng ngày càng lớn, có nhiều cách để có dòng thu nhập này, từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô rất nhỏ đến quy mô rất lớn, và dù cách nào + quy mô nào thì cũng đòi hỏi yếu tố thời gian, không có cách nào làm giàu cực nhanh và dễ dàng cả.

Đây là bước làm ai cũng có thể làm được, nhưng vẫn có một số người bị thất bại bởi sự thiếu kiên nhẫn cũng như căn bệnh muốn “làm giầu cực nhanh”, họ không chịu “chờ đợi”.

Tôi xin liệt kê các cách tạo dòng thu nhập thụ động theo nhiều quy mô khác nhau, từ nhỏ đến lớn, ai cũng có thể làm được, và ai cũng có thể làm đồng thời nhiều cách một lúc, càng đa dạng thì dòng tiền thụ động về càng nhiều cũng như sự rủi ro càng được chia nhỏ, và quan trọng là bạn phải liên tục bổ sung vốn (từ khoản 10% tiết kiệm hàng tháng + khoản lợi nhuận thu về từ năm thứ 2 trở đi lại tái bổ sung vào) vào các khoản mục đầu tư này.
- Gửi tiết kiệm ngân hàng vào những đợt sốt lãi suất, mức lợi nhuận 11%/năm hoàn toàn có thể đạt được.
- Mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm uy tín và hàng đầu của thế giới, mức lợi nhuận tuy khiêm tốn (7%/năm) nhưng nó cũng là một lựa chọn bắt buộc cho sự bảo hiểm các rủi ro cá nhân mà bạn có thể gặp phải.
- Mua trái phiếu của chính phủ (hoặc công trái) hoặc trái phiếu của các tập đoàn lớn do chính phủ bảo lãnh, hoặc trái phiếu của các tập đoàn lớn kinh doanh hiệu quả và uy tín (ví dụ như Vinamilk, Kinh đô, Tân Tạo…), mức lợi nhuận 15% / năm hoàn toàn trong tầm tay.
- Mua cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn và thực sự có giá trị, của các tập đoàn đầu nghành, làm ăn hiệu quả tại Việt nam (Viễn thông , Sữa, Dầu khí, Bánh kẹo, Bất động sản, Công nghệ cao…).
- Mua nhà chung cư đóng làm nhiều đợt và sau đó dùng nó để cho thuê.
- Góp vốn và các cơ sở kinh doanh có lợi nhuận và phải có uy tín của họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp…
- Mua các căn nhà nhỏ, cũ nát, cải tạo đẹp đẽ để cho thuê hoặc bán lại
- Nhận thêm việc làm bằng chuyên môn tốt nhất của mình để tăng thêm dòng vốn tái bổ sung …
- Và nếu có kinh nghiệm, cơ hội, năng lực, vốn: bạn hoàn toàn có thể mở một doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình sinh thu nhập nhanh nhất có thể

+ Bước 3:
Tiếp tục tái bổ sung hàng tháng vào các khoản đầu tư trên, nguồn tái bổ sung này tư năm thứ 2 trở đi sẽ có 2 khoản:
- Khoản tiết kiệm 10% hàng tháng
- Khoản lợi nhuận từ các dòng thu nhập thụ động được tái đầu tư lại

Và dù cách nào thì tác giả vẫn khuyên chúng ta cần làm thật tốt công việc mà chúng ta đang làm hàng ngày (công nhân phải lành nghề, kỹ sư phải thành thạo và chuyên nghiệp, bác sỹ phải giỏi, trang điểm thẩm mỹ phải đẹp, bán hàng phải bán thật tốt, kinh doanh phải năng động, đầu tư phải kiên nhẫn…) để thu nhập chính từ công việc này phải không ngừng tăng lên và khoản tái đầu tư cũng nhờ đó được tăng lên…

Và cùng với thời gian (ngắn hạn là 5-10 năm, trung hạn là 10-20 năm, dài hạn là trên 20 năm, tuỳ thuộc vào thu nhập từ công việc chính của bạn), dù bạn xuất phát từ vạch nào, thì xác suất dòng thu nhập thụ động (sau 20 năm, 30 năm) của bạn sẽ đủ lớn để bạn trang trải mọi chi phí sinh hoạt hàng ngày mà không cần đi làm.

Khi đó bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến 3 cụm từ: “nghỉ ngơi thư giãn”, “làm việc mà mình yêu thích”, “giàu có”.

Nhưng…
Rất ít người muốn chọn cách này, bởi vì nó lâu dài và đòi hỏi kiên nhẫn quá.
Các bạn trẻ trong xã hội cần các phương pháp “làm giầu siêu tốc” và “dễ dàng”…
Không phải ngẫu nhiên mà tủ sách dạy làm giầu nhanh lại bán chạy như vậy…
Và rất tiếc tôi không thể có một phương thức nào như thế để chia sẻ với các bạn…

Huy vọng mọi hãy chia sẻ nhiều suy nghĩ đa chiều của mình trong bài viết này

4 bài học cho người mới kinh doanh


Hầu hết những người giàu có đều làm giàu nhờ kinh doanh. Bạn có tin rằng mình cũng có thể người giàu có, một chủ doanh nghiệp lớn như họ không? Điều đó là hoàn toàn có thể, nếu bạn kiên trì trau dồi kiến thức để trở nên tinh thông và thành thạo công việc kinh doanh của mình như một chuyên gia.
4 bai hoc cho nguoi moi kinh doanh
Nghe có vẻ khó ư? Vậy trước hết hãy nghiên cứu những bài học sau đây:

1. Bạn kinh doanh nhằm mục đích gì?

Thông thường, người ta cho rằng kinh doanh thì chỉ có một mục đích lớn nhất là kiếm lợi nhuận. Nhưng theo Peter Drucker, một bậc thầy về marketing thì mục đích lớn nhất đó phải là tạo ra khách hàng cho sản phẩm của mình và giữ được chân họ. Vì thế, bài học đầu tiên cho bạn là “luôn luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm trong mọi nhận định và quyết định kinh doanh”. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng, nhìn nhân mọi thứ theo quan điểm và dưới con mắt của họ.

2. Làm rõ ràng mọi việc kinh doanh

Trước tiên, cần hiểu rõ “Tôi là ai? Tôi muốn gì ở việc kinh doanh này?”. Bài học thứ hai là, hãy tập cân nhắc kỹ càng mọi bước đi trong kinh doanh, cố gắng làm cho mọi việc càng rõ ràng càng tốt. Nhưng trước hết bạn cần có một tầm nhìn. Doanh nghiệp lý tưởng trong tương lai của bạn là gì? Nếu bạn chưa từng hình dung đến việc đó, rõ ràng bạn chưa có tầm nhìn đủ xa và sắc sảo. Khi bạn vẽ ra viễn cảnh về doanh nghiệp của mình, hãy làm cho nó thật lý tưởng và hãy tin rằng bạn hoàn toàn có thể xây dựng được nó theo cách của bạn.

3. Doanh nghiệp hoàn hảo

Giả sử bạn đã có một doanh nghiệp lý tưởng như bạn mong muốn. Nếu được mô tả công ty của bạn cho một khách hàng chưa từng biết đến nó, bạn sẽ dùng những từ nào? Không chỉ có vậy, bạn muốn khách hàng nhắc đến doanh nghiệp của mình với thái độ và bằng những từ nào? Bài học tiếp theo là hãy nghĩ và thử liệt kê thật chi tiết những đặc điểm mà bạn muốn mang lại cho công ty mình, điều này rất có ích cho bạn đấy. Bạn càng biết rõ những đặc điểm nào là quan trọng với mình và doanh nghiệp của mình thì càng dễ dàng đạt được mục đích đó.

4. Chọn lấy một mục tiêu và xác định con đường đi trong kinh doanh

Mục tiêu của bạn trong việc kinh doanh là gì? Mục tiêu này khác hẳn với mục đích được nhắc đến trên đây, mà có thể hiểu là một nhiệm vụ, là điều bạn muốn đạt được, muốn đem lại cho khách hàng và danh tiếng mà bạn muốn đem lại cho doanh nghiệp.
Trong cuộc sống này, bạn đã biết bao nhiêu người làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng? Hãy tin rằng bạn cũng có thể làm được như họ, chỉ cần bạn bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ. Chỉ cần bạn tin rằng mình không gặp phải trở ngại gì, thì con đường của bạn sẽ suôn sẻ. Hãy nhìn những tấm gương thành đạt, bạn sẽ có động lực để cố gắng và vượt qua được khó khăn mà không gì ngăn cản nổi.
Nguồn:  http://thesun.vn/?p=675

Saturday 1 December 2012

BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỰ QUYẾT ĐOÁN


* BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ SỰ QUYẾT ĐOÁN
1. Biết lắng nghe người khác nói.
2. Chứng minh rằng bạn đã hiểu.
3. Hãy nói những điều bạn nghĩ.
4. Biết rõ điều bạn cần.
5. Khi biết rõ bạn cần gì, hãy tìm cho mình một giải pháp.
* BÍ QUYẾT ĐỂ THÀNH CÔNG
1. Lập quy tắc cho chính mình.
2. Hãy vươn lên bằng chính khả năng của bản thân.
3. Tìm cách thực hiện công việc một khi bạn đã có nó.
4. Tập trung vào những gì bạn có thể làm được, không phải những gì bạn không thể làm được.
5. Hãy đặt cho mình nhiều mục tiêu khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.

Thursday 29 November 2012

Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ


Bằng sự bền chí, nỗ lực không ngừng, nhiều người đã “sống được” và thậm chí làm giàu từ số vốn ít ỏi ban đầu.

Hơn 30 tuổi, Phan Thanh Sơn quyết định lên  chốn heo hút thuộc đồi khe Nước (thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, H.Hải Lăng, Quảng Trị) để nuôi hươu.
Nuôi hươu
Anh Sơn tin rằng con hươu sẽ giúp mình làm giàu - Ảnh: Nguyễn Phúc
Dù chỉ cách QL1 hơn 4 km, nhưng để lên được chỗ Sơn nuôi hươu phải rất vất vả bởi đường sá lầy lội, quanh co. Sơn kể: “Trước tôi cũng có đi học trung cấp nhưng ra trường không có việc làm nên đi phụ hồ. Làm việc còng lưng mà công thợ chỉ 25.000 đồng/ngày. Năm 2006 tôi về quê. Chưa biết sẽ làm gì thì có ông bác thương tình cho 1 ha đất ở đây lập nghiệp”. Vùng này hồi đó rất thâm u. Mình Sơn phát quang, đào từng gốc tràm để lập trang trại mà chẳng có đồng vốn nào lận lưng…
 
Trang trại của Phan Thanh Sơn ở thôn Tân Điền, xã Hải Sơn, H.Hải Lăng, Quảng Trị, điện thoại số  01689207876
Cái khó ló cái khôn, Sơn tìm đến xin vay vốn hỗ trợ của Hội Nông dân, mượn thêm tiền bà con để lập nghiệp. “Trên dưới 25 triệu đồng là tất cả những gì tôi có vào năm 2007, khi tôi bắt đầu mua gà giống và dê về nuôi…”, Sơn kể. Năm đầu tiên là một năm “vật vờ” của anh. Nợ nần bủa vây, những đồng lãi thu về chẳng bõ bèn gì khi phải mua chịu thức ăn gia súc, gia cầm với giá cao. Cho đến cuối năm 2009, khi đã đủ sức trụ lại nơi này, Sơn bắt đầu “bén duyên” với những con hươu…
Đổi đời nhờ hươu
“Ban đầu tôi chọn nuôi hươu đơn giản chỉ vì thích. Nhưng nuôi một thời gian lại mê, hiếm có con vật nuôi nào vừa đẹp, hầu như không bao giờ bị bệnh và dễ kiếm thức ăn như nó”, Sơn nói.
Bỏ ra gần 20 triệu đồng để mua 2 con hươu giống tại xã Hải Lệ (TX.Quảng Trị), Sơn vừa nuôi vừa học, cái gì không hiểu lại điện thoại ra trại giống nhờ tư vấn. May mà lá gì con hươu cũng ăn được, từ cỏ xanh cho đến lá khế, lá mít, mà mấy thứ đó thì quanh khu đồi này không thiếu. “Mỗi ngày cứ vứt một ôm lá vào chuồng là chúng túc tắc ăn. Chỉ khi hươu lên nhung phải cho ăn thêm bột bắp trong vòng một tháng… Chăm bẵm cũng chẳng nhọc nhằn gì, trừ lúc hươu cái mang thai hoặc nuôi hươu con. Chỉ chú ý là chuồng hươu mùa hè phải thoáng, mùa đông phải kín”, Sơn nói.
Từ 2 con hươu, Sơn gây giống thành 4 con. Mới đây anh vừa bán 1 hươu con giá 10 triệu đồng. Mỗi năm cứ đến mùa xuân là hươu cho nhung, mỗi mùa 2 đợt cách nhau chừng 2 tháng. Giá lộc nhung hiện nay khoảng trên 1,5 triệu đồng/lạng, mỗi con hươu của anh cho khoảng 1,5 kg nhung mỗi năm. “Nuôi hươu phải tính đường dài vì mỗi con hươu có thể cho nhung đến hơn 20 năm sau mới bị thải loại”, anh Sơn nói.
Sơn còn nuôi thêm 2 hồ cá rô phi, 700 con gà và gần 100 con heo. Đó là cách để anh lấy ngắn nuôi dài cho ước mơ làm giàu bằng con hươu. Sau hơn 5 năm gắn bó với hươu và heo, gà, cá; giờ Sơn đã có thu nhập hằng năm trên dưới 200 triệu đồng. Anh cũng rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những người khác cùng nuôi hươu. Tại đây hiện đã có nhóm nuôi hươu với 8 hộ, mỗi hộ nuôi chừng 1 cặp, cùng chia sẻ kinh nghiệm, động viên nhau.
Nguyễn Phúc

Làm giàu nhờ vỏ trấu


Với 60 triệu đồng, khởi nghiệp với thứ tưởng chừng như bỏ đi là vỏ trấu, giờ đây anh Lương Văn Minh đã trở thành giám đốc của một công ty.

Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ: Làm giàu nhờ vỏ trấu
Kiên trì khởi nghiệp với củi trấu, anh Lương Văn Minh giờ đã là chủ doanh nghiệp, có thu nhập cao - Ảnh: Hoàng Sơn
Anh là Lương Văn Minh (42 tuổi, trú tại khối phố 5, thị trấn Núi Thành, H.Núi Thành, Quảng Nam) hiện là Giám đốc Công ty TNHH Trường Doanh chuyên sản xuất củi trấu.
 
Chia sẻ khó khăn với bạn hàng
Anh Lương Văn Minh tâm sự: “Công ty tôi cung cấp chất đốt cho các doanh nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào họ. Ở giai đoạn mà nhiều đơn vị kinh doanh khác đang gặp khó khăn như hiện nay, lượng củi trấu của công ty tôi bán ra cũng sụt giảm theo. Nợ nần cũng tăng lên. Nhưng đã làm ăn thì phải chấp nhận, hai bên phải biết chia sẻ lẫn nhau, miễn tạo được uy tín với nhau là được”. Công ty TNHH Trường Doanh có địa chỉ tại khối phố 5, thị trấn Núi Thành, H.Núi Thành, Quảng Nam. ĐT: 0510.3570715 - 01213549009.
Anh Minh kể: “Tình cờ, một lần ngồi nói chuyện với anh bạn thời còn đi học hiện là chủ một công ty tư nhân, tôi được biết một phần nguyên nhân khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn là do thị trường chất đốt đang tăng giá. Và tôi chợt nhớ lại vỏ trấu ở quê, người ta vẫn hay vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, sao mình không tận dụng?”. Ý tưởng làm củi trấu đến với anh từ đó. Nhiều đêm liền, anh Minh thức để đọc tài liệu, tìm hiểu qua mạng. Rồi anh vào tận Vũng Tàu để học hỏi cách sản xuất củi trấu sau đó về quê mở xưởng vào năm 2009.
Anh gom góp tất cả tiền bạc có được trong nhà để đầu tư một chiếc máy ép trấu trị giá hơn 60 triệu đồng. Hằng ngày, anh đến các điểm xay xát gạo để mua vỏ trấu rồi đem về đúc, ép thành củi. Thành công chỉ đến với anh sau hàng tháng trời mày mò vừa chạy máy vừa sửa chữa, tốn cả mấy tấn vỏ trấu. Anh Minh cho biết: “Củi trấu tôi làm ra được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tìm mua vì đảm bảo nhiệt lượng cần thiết khi đốt trong các nồi hơi công nghiệp. Củi trấu có nhiều ưu điểm như nhiệt độ từ 3.800 - 4.000 độ C, đạt yêu cầu nhưng lại rẻ hơn 35% so với than đá. Các xưởng xay xát lúa lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp vỏ trấu cho mình”. Loại củi trấu này được các nhà máy ưa chuộng vì góp phần hạn chế việc sử dụng gỗ, củi khai thác trong tự nhiên, hạn chế khí thải độc hại ra môi trường. Hiện mỗi tháng, công ty anh xuất ra thị trường khoảng 200 tấn củi trấu.
Lãi “khủng”
Anh Minh cho biết cứ 1,3 tấn trấu (giá 400 đồng/kg) làm được 1 tấn củi trấu (giá 1.500 đồng/kg). Trừ các khoản chi phí, anh thu lãi trên dưới 100 triệu đồng/tháng. Đó là khoản thu nhập rất “khủng” đối với nhiều người dân ở đây.
“Cái khó nhất của nghề là tìm được thị trường ổn định. Nhưng khi mình kiên trì tạo được uy tín với bạn hàng thì có khi cung không đủ cầu”, anh Minh nói. Cao điểm là hồi năm 2011, mỗi ngày anh xuất bán vào Khu công nghiệp Điện Nam  - Điện Ngọc (H.Điện Bàn), Khu kinh tế mở Chu Lai (H.Núi Thành) đến 400 - 500 tấn củi trấu, anh phải nhập thêm hàng về để bán.
Anh Minh cho biết nghề làm củi trấu không khó nhưng để củi đạt chất lượng cao thì người làm phải để ý đến khâu nén vỏ trấu. Thường thì vỏ trấu đem về từ các nhà máy xay xát có thể ép ngay được. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu ẩm, lẫn tạp chất nhiều thì phải phơi mới có thể ép được. Tại công ty, quy trình sản xuất gồm trấu được đùn qua máy xay ở nhiệt độ 250 độ C, sau đó được nén lại nhờ chất keo có sẵn trong vỏ trấu. Củi trấu đạt chuẩn phải dài 40 cm, đường kính 8,5 cm, cứng và nặng gần 3 kg/thanh.
“Làm củi trấu, theo tôi, sự kiên trì phải là hàng đầu. Nhiều lúc máy móc hỏng, không biết sửa khiến người theo nghề phải mệt mỏi, dễ bỏ ngang. Nhưng khi làm đã quen, có thị trường ổn định thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất cho những ai muốn làm nghề này”, anh Minh chia sẻ. Được biết, hiện công ty của anh có 4 máy ép trấu, anh đặt 2 máy ở Quảng Nam và 2 máy khác ở Quảng Ngãi để mở rộng thị trường, chủ động hơn trong khâu mua nguyên liệu.
Hoàng Sơn

Làm giàu từ… lá cây

Được Trung ương Đoàn vinh danh là Nhà nông trẻ xuất sắc và được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2010, mô hình sản xuất, kinh doanh “kiểng lá” của anh Đặng Văn Thanh (34 tuổi, tỉnh Bến Tre) đang mang lại việc làm cho hàng trăm người dân nông thôn và giúp nhiều hộ nghèo, ít đất sản xuất thoát nghèo. 

Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đánh giá đây là một mô hình kinh tế phù hợp với những đặc thù của tỉnh và rất có triển vọng phát triển. 


Anh Thanh hướng dẫn kỹ thuật trồng kiểng lá cho thanh niên địa phương. Ảnh: sonongnghiep.bentre.gov.vn

Tốt nghiệp Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh năm 22 tuổi, anh Thanh từng làm tư vấn cho một công ty chuyên xuất khẩu lao động. Sau đó, anh chuyển sang kinh doanh trái cây và một số loại hoa kiểng, cây giống.

Khoảng 3 năm sau khi ra trường, anh từ bỏ mọi công việc và chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là kinh doanh kiểng lá, mặt hàng được sử dụng rộng rãi để trang trí, gói hoa. 

Anh cho biết: Ý tưởng kinh doanh bắt đầu khi anh đi thăm một người bà con ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà của người này năm bên cạnh chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10). Đây cũng là một trong những chợ hoa tươi lớn nhất thành phố. 

Sau khi đi chọn mua hoa ở một số gian hàng, anh nhận thấy nơi đây hoa tươi rất đa dạng về chủng loại nhưng các loại lá để gói hoa lại rất ít. “Tui đếm đi đếm lại chỉ có ba loại là thiên tuế, cau vàng và phát tài”. Anh hỏi ra mới biết người bán ở đây sử dụng ít loại vì “chỉ biết mấy loại đó”. 

Anh Thanh đã đặt vấn đề là ở quê anh (Cái Mơn, Chợ Lách, Bến Tre) có rất nhiều loại lá có thể sử dụng để trang trí, gói hoa, thậm chí còn đẹp hơn những loại đã có sẵn ở đây. Một tiểu thương đồng ý và anh bắt đầu cung cấp những đợt hàng đầu tiên. 

Ban đầu anh phải mày mò rất nhiều chọn được các loại lá ưng ý. Tiêu chí chung của các loại lá này là tươi lâu, màu sáng, càng mỏng manh càng tốt. Sau một thời gian dài tuyển chọn, anh chọn được hàng chục giống khác nhau và tiến hành trồng thử. Các giống phổ biến như: vạn thiên thanh, trúc Nhật, cau vàng, cọ, vạn lợi… được trồng nhiều và bán rất chạy. 

Sau gần 10 năm trồng và kinh doanh kiểng lá, anh Thanh đã trở thành đầu mối thu mua và cung cấp mặt hàng này lớn nhất tỉnh. Thị trường của anh rải đều khắp cả nước, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua trung gian, anh còn xuất các sản phẩm này sang Nhật, Trung Quốc, Úc. Hiện “hệ thống” cung cấp kiểng lá của anh rải rộng ra khắp huyện, vào các dịp lễ, Tết, mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng trăm ngàn lá khác nhau. Thu nhập mỗi năm của gai đình anh đạt cả trăm triệu đồng. 

Những sản phẩm kiểng lá của anh Thanh đều được những nông dân nghèo, ít đất trồng và thu hoạch. Đây đều là những loại cây có vốn đầu tư thấp, nhanh thu hoạch và có thể trồng xen để tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, điều thú vị là những sản phẩm này lại được đưa đến tay những người “có tiền” và được xuất hiện tại những nơi sang trọng, những hội nghị, tiệc tùng và nhu cầu càng ngày càng cao- ông Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre chia sẻ. 

Ông Nguyễn Văn Lâm cũng nhận định: Mô hình trồng và kinh doanh kiểng lá của anh Thanh đã giúp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người dân và giúp rất nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Việc trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại lá này rất phù hợp với điều kiện ít đất của người dân Bến Tre, đặc biệt tại Chợ Lách, nơi có nước ngọt quanh năm. “Một hộ dân có khoảng 200 m2 đất cũng có thể thu hoạch khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng từ việc trồng các loại cây này” – ông Lâm cho biết.

Đặc biệt, hầu hết các loại kiểng lá đều ưa râm mát và có thể trồng xen dưới tán cây ăn trái hoặc ngay bên hiên nhà. Vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 5 triệu đồng/100 mét vuông nên rất phù hợp với hộ nghèo. 

Từ mô hình sản xuất này, anh Thanh đang giúp đỡ hàng chục hộ nghèo các điều kiện để sản xuất, chẳng hạn như bán rẻ các loại cây giống, hoặc bán nợ cho người dân và đến khi thu mua sản phẩm sẽ trích dần để thu hồi nợ. 

Ông Ngô Văn Lù, một nông dân tại xã Long Thới vui vẻ cho biết: ông "bắt chước" anh Thanh trồng các loại: trúc Nhật, trúc đốm từ gần 5 năm nay và thu nhập bình quân từ diện tích khoảng 200 m2 trồng các loại kiểng lá là 4 triệu đồng/tháng.


Hưng Thịnh 

Làm giàu từ nghề nông


Họ là những người trẻ sống với nghề nông ở Gia Lai. Mặc dù khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi nhưng họ đã thành công, với thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm. 

Thu tiền tỉ từ lưng vốn
Điều đặc biệt nhất là họ đều khởi nghiệp từ lưng vốn ít ỏi nhưng đã trở thành những triệu phú, tỉ phú từ nghề nông. Anh Đặng Ngọc Nghĩa (35 tuổi) ở  huyện Chư Pah là một trong số đó. Khởi nghiệp với lưng vốn là hơn 3 sào đất từ gần mười năm trước, đến nay anh là chủ trang trại với thu nhập bình quân hơn 2 tỉ đồng. Nghĩa nói rằng, quyết định đến với nghề nông khá liều lĩnh vì mình chưa có kinh nghiệm dằn lưng về cái nghề được xem là khá bấp bênh này.
 Làm giàu từ nghề nông
 Từ trái qua: Đặng Ngọc Nghĩa, Siu Bình, Rơlan Nhin, Lê Thành Trung, Nguyễn Hữu Khanh, Lê Minh Thả - Ảnh: Trần Hiếu
Khởi đầu khó khăn là vậy nhưng Nghĩa đã có những kết quả vượt bậc, anh kể: “Từ số đất ít ỏi ban đầu, mình đầu tư trồng cà phê. Tiền lãi từ cà phê mình không dám tiêu mà tiếp tục mua đất. Đến năm 2011 mình đã có 5 ha cà phê, với sản lượng đều đều 40 tấn cà phê nhân xô/năm. Từ tiền bán cà phê, mình vay thêm đầu tư trang trại rộng trên 1.000 m2 nuôi heo nái và heo thịt. Lượng heo thịt của mình xuất chuồng ổn định trong khoảng 1.000 con/năm. Rồi đàn heo nái cũng sinh sản tốt, mỗi năm mình có gần 1.000 heo con. Giải pháp này tỏ ra hữu hiệu vì vừa có tiền bán heo lại tiết kiệm được mỗi năm chừng 100 triệu đồng tiền phân bón. Nhớ hồi mới làm, vợ chồng mình không có tiền thuê nhân công, cứ quần quật với vườn cà phê, đàn heo từ sáng đến khuya”.
Hiện nhiều thanh niên, trong đó có người bản địa, cũng đến trang trại của Nghĩa để học hỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Được biết, trong số trên dưới 30 người làm công cho Nghĩa cả thường xuyên lẫn thời vụ, đã có một số thanh niên vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Nghe Nghĩa kể là vậy, nhưng để có trái ngọt hôm nay, không thể kể hết những gian khó trần ai mà vợ chồng họ phải vượt qua. 
 
6 thanh niên tiêu biểu của Gia Lai vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của (giải thưởng của T.Ư Đoàn) có tuổi đời còn khá trẻ (từ 22 - 35 tuổi), thu nhập từ 250 triệu đồng đến hơn 2 tỉ đồng/năm từ nghề nông. Đặc biệt, những triệu phú, tỉ phú chân đất này đã phổ biến kinh nghiệm, giúp đỡ thiết thực cho nhiều thanh niên có kinh nghiệm, đồng vốn để thoát nghèo, làm giàu từ nghề nông.
Hai triệu phú người bản địa
Triệu phú chân đất Siu Bình ở xã Ia Boòng, H.Chư Prông (tuổi 22) nhưng đã có một cơ nghiệp đáng kể với thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng/năm.
Con đường thành công của triệu phú chân đất này là cả một sự học hỏi không ngừng. Mới chỉ học đến lớp 9 thì chuyện học hành dang dở. Gia cảnh khó khăn. Siu Bình phải đi làm công nhật đỡ đần cha mẹ. Nhưng chính nỗ lực, ý chí thoát nghèo đã giúp Bình thành công, bởi làng Iắt nơi Bình ở có 68 hộ thì người Jrai đã chiếm tới 90%, cuộc sống còn nhiều khó khăn. “Mình đã mạnh dạn xin bố mẹ bỏ đi những loại cây không phù hợp trong vườn, vay tiền ngân hàng mua thêm đất đai. Đến nay mình đã có 1,5 ha cà phê, 3 ha cao su và 0,5 ha lúa nước với tổng thu nhập gần 300 triệu đồng/năm”, Bình cho biết.
Hay Rơlan Nhin (28 tuổi) ở huyện biên giới Đức Cơ cũng là một điển hình của những triệu phú chân đất lập nghiệp từ lưng vốn ít ỏi. Từ năm 2006, Nhin cùng với gia đình đã mạnh dạn đăng ký trồng cao su tiểu điền bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và vay hơn 30 triệu đồng phát triển kinh tế hộ gia đình. Lợi thế của anh là có trình độ trung cấp nông lâm nên đã nhanh chóng áp dụng những gì học hỏi được trên đất đai của gia đình. Và những nỗ lực của Nhin đã được tưởng thưởng. 4 ha cao su, 1,5 ha cà phê cộng với chăn nuôi heo, bò đã cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Siu Bình và Nhin cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người bản địa nơi họ sinh sống. Quan trọng hơn, thành công, kinh nghiệm của họ đã giúp đỡ nhiều thanh niên bản địa khác biết cách làm ăn, góp phần thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương.
Trần Hiếu

Làm giàu từ nghề nông


Họ là những người trẻ sống với nghề nông ở Gia Lai. Mặc dù khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi nhưng họ đã thành công, với thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm. 

Thu tiền tỉ từ lưng vốn
Điều đặc biệt nhất là họ đều khởi nghiệp từ lưng vốn ít ỏi nhưng đã trở thành những triệu phú, tỉ phú từ nghề nông. Anh Đặng Ngọc Nghĩa (35 tuổi) ở  huyện Chư Pah là một trong số đó. Khởi nghiệp với lưng vốn là hơn 3 sào đất từ gần mười năm trước, đến nay anh là chủ trang trại với thu nhập bình quân hơn 2 tỉ đồng. Nghĩa nói rằng, quyết định đến với nghề nông khá liều lĩnh vì mình chưa có kinh nghiệm dằn lưng về cái nghề được xem là khá bấp bênh này.
 Làm giàu từ nghề nông
 Từ trái qua: Đặng Ngọc Nghĩa, Siu Bình, Rơlan Nhin, Lê Thành Trung, Nguyễn Hữu Khanh, Lê Minh Thả - Ảnh: Trần Hiếu
Khởi đầu khó khăn là vậy nhưng Nghĩa đã có những kết quả vượt bậc, anh kể: “Từ số đất ít ỏi ban đầu, mình đầu tư trồng cà phê. Tiền lãi từ cà phê mình không dám tiêu mà tiếp tục mua đất. Đến năm 2011 mình đã có 5 ha cà phê, với sản lượng đều đều 40 tấn cà phê nhân xô/năm. Từ tiền bán cà phê, mình vay thêm đầu tư trang trại rộng trên 1.000 m2 nuôi heo nái và heo thịt. Lượng heo thịt của mình xuất chuồng ổn định trong khoảng 1.000 con/năm. Rồi đàn heo nái cũng sinh sản tốt, mỗi năm mình có gần 1.000 heo con. Giải pháp này tỏ ra hữu hiệu vì vừa có tiền bán heo lại tiết kiệm được mỗi năm chừng 100 triệu đồng tiền phân bón. Nhớ hồi mới làm, vợ chồng mình không có tiền thuê nhân công, cứ quần quật với vườn cà phê, đàn heo từ sáng đến khuya”.
Hiện nhiều thanh niên, trong đó có người bản địa, cũng đến trang trại của Nghĩa để học hỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Được biết, trong số trên dưới 30 người làm công cho Nghĩa cả thường xuyên lẫn thời vụ, đã có một số thanh niên vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Nghe Nghĩa kể là vậy, nhưng để có trái ngọt hôm nay, không thể kể hết những gian khó trần ai mà vợ chồng họ phải vượt qua. 
 
6 thanh niên tiêu biểu của Gia Lai vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của (giải thưởng của T.Ư Đoàn) có tuổi đời còn khá trẻ (từ 22 - 35 tuổi), thu nhập từ 250 triệu đồng đến hơn 2 tỉ đồng/năm từ nghề nông. Đặc biệt, những triệu phú, tỉ phú chân đất này đã phổ biến kinh nghiệm, giúp đỡ thiết thực cho nhiều thanh niên có kinh nghiệm, đồng vốn để thoát nghèo, làm giàu từ nghề nông.
Hai triệu phú người bản địa
Triệu phú chân đất Siu Bình ở xã Ia Boòng, H.Chư Prông (tuổi 22) nhưng đã có một cơ nghiệp đáng kể với thu nhập bình quân gần 300 triệu đồng/năm.
Con đường thành công của triệu phú chân đất này là cả một sự học hỏi không ngừng. Mới chỉ học đến lớp 9 thì chuyện học hành dang dở. Gia cảnh khó khăn. Siu Bình phải đi làm công nhật đỡ đần cha mẹ. Nhưng chính nỗ lực, ý chí thoát nghèo đã giúp Bình thành công, bởi làng Iắt nơi Bình ở có 68 hộ thì người Jrai đã chiếm tới 90%, cuộc sống còn nhiều khó khăn. “Mình đã mạnh dạn xin bố mẹ bỏ đi những loại cây không phù hợp trong vườn, vay tiền ngân hàng mua thêm đất đai. Đến nay mình đã có 1,5 ha cà phê, 3 ha cao su và 0,5 ha lúa nước với tổng thu nhập gần 300 triệu đồng/năm”, Bình cho biết.
Hay Rơlan Nhin (28 tuổi) ở huyện biên giới Đức Cơ cũng là một điển hình của những triệu phú chân đất lập nghiệp từ lưng vốn ít ỏi. Từ năm 2006, Nhin cùng với gia đình đã mạnh dạn đăng ký trồng cao su tiểu điền bằng nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và vay hơn 30 triệu đồng phát triển kinh tế hộ gia đình. Lợi thế của anh là có trình độ trung cấp nông lâm nên đã nhanh chóng áp dụng những gì học hỏi được trên đất đai của gia đình. Và những nỗ lực của Nhin đã được tưởng thưởng. 4 ha cao su, 1,5 ha cà phê cộng với chăn nuôi heo, bò đã cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Siu Bình và Nhin cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người bản địa nơi họ sinh sống. Quan trọng hơn, thành công, kinh nghiệm của họ đã giúp đỡ nhiều thanh niên bản địa khác biết cách làm ăn, góp phần thoát nghèo, làm giàu ngay trên đất quê hương.
Trần Hiếu

Monday 26 November 2012

5 Bí quyết PR từ điệp viên 007


Nhiều chủ đề của dòng phim nhượng quyền này sẽ vẫn còn được khai thác, và chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về cách quảng bá cho một công ty.


Bộ phim mới nhất về James Bond có tựa đề là Skyfall  đã được khởi chiếu tại các rạp chiếu phim tại Mỹ hồi cuối tuần trước, thiết lập nên kỷ lục mới trong dòng phim nhượng quyền. Kể từ khi bộ phim chính thức đầu tiên về Bond ra mắt năm 1962, nhân vật chắc chắn đã có sự biến đổi (anh ta đã trở nên bớt đểu cáng hơn) để thành nhân vật có tính cách như nam diễn viên Daniel Craig thủ vai.

Nhiều chủ đề của dòng phim nhượng quyền này sẽ vẫn còn được khai thác, và chúng ta có thể rút ra nhiều bài học về cách quảng bá cho một công ty. 

Mỗi lần xuất hiện đều phải tạo được ấn tượng đặc biệt. Điệp viên 007 đã giới thiệu về bản thân mình như thế nào? Chính là: "Bond, James Bond".  Mặc dù có nhiều người tò mò không biết liệu rằng chàng điệp viên có sẵn lòng để lộ thân phận thực sự của anh ta không nhưng đó là danh xưng mang tính biểu tượng của nhân vật điện ảnh này.  

Bạn có sẵn một lời giới thiệu như vậy cho bản thân khi ra ngoài không? Có thể bạn muốn tránh nói ra tên họ của mình trước tên đầy đủ, nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước thông tin ngắn gọn nếu người tiếp theo hỏi bạn: “Vậy anh đang làm gì?”. 

Luôn có những tiện ích tốt nhất. James Bond luôn có những món đồ chơi hay nhất, đó có thể là một bộ động cơ phản lực (còn có tên gọi khác là Bell Rocket Belt) hoặc là một chiếc điện thoại di động chết người.  Tương tự như vậy, các chuyên gia truyền thông cũng thường đi tắt đón đầu công nghệ với những thứ như điện thoại thông minh, máy tính bảng và những thứ tương tự như vậy.

Nếu bạn không có người trả thuế cho bạn (hoặc sếp) trả tiền cho những tiện ích mới lạ của mình, hãy tìm kiếm tất cả các công cụ truyền thông xã hội miễn phí (hoặc gần như miễn phí) ở ngay trong tầm tay mình. Có lẽ bạn không đủ tiền mua một chiếc iPhone 5, nhưng với một chiếc máy tính hoạt động tốt có kết nối Internet là bạn có thể truy cập vào bất kỳ cổng thông tin trực tuyến nào.
 
Đừng phụ thuộc quá nhiều vào những tiện ích đó. Mặc dù  Bond sử dụng các thiết bị  (như chiếc điện thoại di động chết người) để tạo ra lợi thế cho mình, nhưng anh ta không quá phụ thuộc vào chúng. Thay vào đó, anh biết cách sử dụng những mánh lới và mưu mẹo của riêng mình.

Tương tự như vậy, các phương tiện truyền thông xã hội có thể giúp cho việc tạo ra các mối quan hệ công chúng và tiếp thị nhưng chúng không thể tạo ra những người theo dõi trên Twitter và những người hâm mộ trên Facebook. Các kỹ năng truyền thông cơ bản vẫn rất quan trọng- thậm chí còn quan trọng hơn trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
 
Đầu tư cho trang phục của bạn. Anh ấy là một điệp viên ăn vận bảnh nhất trong giới. Và lại một lần nữa người ta lại đặt ra câu hỏi tại sao những người làm nghề tình báo lại phải trông bảnh chọe đến vậy- câu trả lời là để gây ấn tượng cho cả kẻ địch và bạn bè. Bạn cũng nên ăn vận theo cách đó. Không phải là bạn phải chi đến hàng ngàn đô la cho một nhà thiết kế thời trang và phụ kiện, nhưng ít nhất, trông bạn phải thật sắc sảo ấn tượng khi gặp gỡ một khách hàng.   

Uống rượu và đánh bạc nhiều hơn. Đừng làm những việc này theo cách không đúng. Chúng tôi không ủng hộ cái thói xấu, mà mong muốn thuyết phục mọi người thoát ra khỏi chúng. Bond chà trộn vào các câu lạc bộ và các sòng bạc hào nhoáng, uống ừng ực những ly rượu martini lắc (trong phim Skyfall và các cốc bia Heineken) và đặt cược với số lượng lớn vào ván bài roulette.

Không cần phải ở một quán bar hoặc một sòng bạc nhưng bạn có thể cần tránh tiếp xúc quá thường xuyên với máy tính và điện thoại di động thông minh để dành thời gian gặp gỡ với mọi người, cùng họ uống cà phê, ăn trưa, uống nước hoặc tham dự các sự kiện networking. Bạn có thể khởi tạo các mối quan hệ trên mạng, nhưng bạn phải xây dựng các mối quan hệ đó một cách trực tiếp.  

(Dịch từ Entrepreneur)

Sunday 25 November 2012

Bài học làm giàu từ tỉ phú Trung Quốc


Trong một thập kỷ vừa qua, lượng tỷ phú mới của Trung Quốc nổi lên nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay có ít nhất 79 tỷ phú, tiêu thụ 15% mặt hàng xa xỉ – thị trường chiếm 9 tỷ dollar trong 1 năm, biến Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 2 về tiêu thụ mặt hàng này. 
Cách làm giàu   Bài học làm giàu từ tỷ phú Trung Quốc
Những người giàu ở đất nước này thích gì? Họ đã làm như thế nào để có nhiều tài sản đến vậy
Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã gặp một tá các tỷ phú. Vài người trong số họ kiếm tiền bằng cách mở các công ty Internet ở Mỹ, một số khác đầu tư vào bất động sản hoặc đồ uống. Khác với phần lớn các tỷ phú Mỹ, như Rockerfellers hay gia đình Walton’s của Wal-Mart, phần lớn tỷ phú Trung Quốc đều xuất thân từ tay trắng.
Ông trùm bất động sản ở Bắc kinh đã chia sẻ cho tôi về bài học thành công trong kinh doanh với điều kiện không được công bố tên của mình lên báo. Và tôi đã gọi ông là ông Chen.
Ở Trung Quốc hơn 70  người  từng xuất hiện trên danh sách Forbes Trung Quốc đều thừa nhận gặp rắc rối với cuộc sống. Người ta gọi đó là danh sách tử thần
Bài học thứ nhất: Tin vào chính mình
 Ông không bao giờ ngừng tin rằng ông có thể làm được cái gì đó. Sự tin tưởng vào bản thân đã giúp ông không từ bỏ những cơ hội dù nhỏ nhất. Không có được sự hậu thuẫn từ gia đình, ông đã phải đi vay với lãi suất cao gấp 5 lần so với mức bình thường từ đối thủ cạnh tranh. Ông khởi đầu từ những dự án nhỏ, dự án mà không ai muốn, chấp nhận sự cười nhạo và khinh bỉ của người khác. Một cách chậm rãi, cuối cùng ông cũng phát triển được thương hiệu danh tiếng và làm được những điều ông từng nói, và từng nghĩ, các dự án của ông ngày càng lớn hơn.
Bài học thứ hai: Biết làm việc thiện
Những đứa trẻ nông thôn không có tiền đi học, ông bỏ tiền ra thành lập một quỹ học tập, hàng năm bỏ ra hàng triệu đô la để xây dựng trường học. Vì ngày xưa ông đã từng phải nghỉ học vì gia đình không đủ tiền. Ngoài ra hàng tuần ông cùng các con đến các phòng khám của bệnh viện để thanh toán tiền thuốc men cho những bệnh nhân không có bảo hiểm mà không có khả năng chi trả.
Nhưng trước khi ông làm được điều đó, ông đã dành hàng thập kỷ để kiên trì tuyệt đối, bỏ qua các khoản chi phí vô nghĩa cho bản thân, chấp nhận những người cười nhạo ông.
Bài học thứ ba: Tôn trọng mọi người và biết khiêm tốn
Một thập kỷ trước, gần như tất cả những người Trung Quốc đều nghèo khó, chỉ cần có 10 triệu đô là là bạn đã lọt vào danh sách những người giàu có của Trung Quốc. Năm ngoái, con số này đã lên đến 120 triệu đô la. Sự giàu có xoay chuyển rất nhanh. Ông Chen đã nói “ bạn có thể là bồi bàn ngày hôm nay, nhưng có thể ngày mai bạn là ông chủ của một tập đoàn thực phẩm và nước uống” vì vậy tốt hơn hết là phải biết tôn trọng mọi người, nếu không một ngày nào đó thái độ sẽ quay lại ám hại bạn. Thực tế có rất nhiều người, một thập kỷ trước còn nuôi lợn, nhưng hiện tại đã lái xe Mercedes và mua trang sức Tiffany đắt tiền.
Bài học thứ tư: Chia sẻ sự giàu có
Để cho đối tác có thể kiếm được nhiều tiền hơn những gì họ có thể, cứ như thế lần sau nếu họ có được vụ làm ăn tốt, họ sẽ đến nghĩ đến mình trước.
Và ông đã đúng, tôi đã từng đi gặp nhiều đối tác của ông. Khi tôi hỏi tại sao họ lại làm việc với ông mà không làm việc với các đối tác khác, tất cả họ đều nói, vì ông đã lấy miếng bánh nhỏ hơn trong toàn bộ miếng bánh. Nhưng nhiều miếng bánh nhỏ đã tạo ra một miếng bánh lớn.
Ông Chen xây dựng được một khối tài sản khổng lồ và  danh tiếng một các trung thực, công bằng và đáng tôn trọng. Như ông đã từng nói với tôi “ Nếu tôi có thể làm những công việc như thế mà tôi vẫn giàu có thì mọi người cũng có thể làm tương tự”.
Bài học tiếp thứ Năm : Phần lớn trong chúng ta đều học nghề, học cách làm việc cho người khác tốt hơn làm cho mình. Vì trường học được lập ra để tạo ra những người làm việc hưởng lương. Bạn sẽ gặp khó khăn khi làm giàu và khó khăn giữ tiền, quản lý tiền của chính mình. Bạn muốn thành công bền vững hãy dành thời gian học tư duy của những người giàu để bắt đầu làm giàu.

Saturday 24 November 2012

7 điều bất thường các sếp lớn thường làm


Các sếp lớn làm những điều này. Số còn lại không làm như vậy bởi vì những hành động đó không bao giờ xảy ra đối với họ.

  
Những gì nhân viên quan tâm thì các sếp lớn lại không dùng. Các sếp lớn thường cho đi bảy điều sau:

Họ cho ý niệm thoáng qua về sự yếu mềm.

Đối với nhân viên, bạn thường không phải là một con người bình thường. Bạn là sếp. (Điều này giống như hồi còn đi học ở trường, bạn thấy cô giáo ở hàng tạp phẩm và cảm thấy gai người, không thoải mái vì các thầy cô không phải là người thường. Họ là thầy cô.)

Đó là lý do tại sao thể hiện sự yếu mềm là một cách rất “con người” để phá vỡ rào cản giả tạo ngăn cách giữa sếp và nhân viên. Cách dễ dàng hơn để phá vỡ rào cản đó là nhờ giúp đỡ.

Nhưng đừng nhờ sai cách. Đừng có ưỡn ngực, ra vẻ mình là sếp và cao giọng nói với nhân viên: “Nghe đây John, tôi cần anh giúp”. John biết bạn không thực sự cần sự giúp đỡ của anh ấy. Bạn muốn anh ấy làm việc gì đó.

Thay vào đó hãy hỏi theo cách đúng. Thử tưởng tượng bạn vừa đặt chân tới một địa điểm lạ, bạn chỉ biết rất ít ngôn ngữ địa phương và bạn cảm thấy mất phương hướng và hơi sợ.  

Bạn sẽ nhờ giúp đỡ thế nào? Bạn sẽ nhún nhường. Bạn sẽ hành xử rất thật. Bạn có thể hơi khép nép, hơi cúi đầu xuống và nói: “Anh có thể giúp tôi không?”. Nhờ giúp đỡ như vậy, John hiểu bạn thực sự cần được giúp đỡ. Bạn hạ thấp sự đề phòng của mình. Bạn yếu đuối và bạn không ngại cho thấy điều đó.

Bằng việc bộc lộ sự yếu đuối , bạn nâng người khác lên. Bạn ngầm nhận ra các kỹ năng của cô ấy khi trao đi sự tin cậy.

Và bạn nêu lên một tấm gương: Nhờ giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu kém.

Đó là một dấu hiệu của sức mạnh. 

Họ tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Theo quan điểm của nhân viên thì những ý tưởng hay nhất không bao giờ là của bạn. Những ý tưởng hay nhất là ý tưởng của họ và đúng như vậy. Vì vậy đừng giải thích rõ những việc bạn muốn họ làm. Hãy dành chỗ cho sáng kiến. Dành chỗ cho quyền sở hữu.

Khi bạn mô tả những việc bạn muốn họ làm, hãy mô tả thật ngắn gọn. Để chỗ cho nhân viên tiếp nhận các ý tưởng của bạn và tự họ thực hiện các ý tưởng đó.

Họ sẽ làm nhiều hơn cả những điều bạn nghĩ là có thể- và họ sẽ cảm nhận cảm giác thỏa mãn và hài lòng mà khi làm theo các lời chỉ dẫn họ không bao giờ có thể cảm nhận được.

Họ tạo ra sự chú ý bất ngờ.

Ai cũng thích được chú ý. Không may là bạn không có nhiều thời gian để chú ý tới mỗi nhân viên.

Vì vậy hãy tận dụng tốt nhất thời gian mà bạn có. Đừng chỉ bình luận về những điều lớn lao, những điều mà bạn cho là mình nên chú trọng.

Để ý tới chi tiết nhỏ. Khen ngợi một cụm từ cụ thể cô ấy dùng để làm mềm vụ va chạm của khách hàng thành việc giải quyết vấn đề. Khen ngợi cách anh ấy đu người qua bàn làm việc của nhân viên khác để lấy giấy tờ công việc để chuyển đi khi trên đường đến văn phòng khác. Chọn lấy những việc nhỏ, những việc tích cực, những việc giúp ích- những việc bất ngờ để chứng tỏ rằng bạn thực sự chú ý quan tâm.

Chọn ra các chi tiết nhỏ và nhân viên sẽ hiểu bạn đang quan sát theo một cách tốt và điều này sẽ không chỉ khiến nhân viên làm việc chăm chỉ hơn mà quan trọng hơn là họ sẽ cảm thấy tốt hơn về chính bản thân mình.

Họ cho nhân viên cơ hội.

Anh ta phạm sai lầm. Thật là tồi tệ. Giờ bạn lại hơi bực mình, đây đúng là lúc phải bạn phải dạy dỗ anh ta một chút. Bạn cảm thấy buộc phải nói về vấn đề này, có lẽ hơi dài dòng một chút.

Đừng làm vậy. Đối với một nhân viên tốt thì anh ta đã học được bài học từ việc đó rồi. Hãy nhìn thẳng vào mắt anh ta, gật đầu và giúp anh ta giải quyết vấn đề.

Trong chốc lát nhân viên sẽ tận dụng cơ hội đó. Khi có được một cơ hội, họ sẽ không bao giờ quên. Và họ sẽ cực kỳ cố gắng để chứng tỏ rằng họ xứng đáng với cơ hội đó- và để chắc chắn rằng họ không bao giờ cần một cơ hội khác.

Họ nháy mắt với người trong cuộc.

Sếp của tôi đã gần như la hét với người cung cấp đã không giao hàng đúng hẹn. Việc này không xấu xí nhưng rất gần gũi. Giữa cuộc “tranh luận” , khi người cung cấp nhìn qua chỗ khác, sếp quay lại và nháy mắt với tôi.

Sếp của tôi đang phát tín hiệu là cách biểu lộ cảm xúc của ông đã phần nào có hiệu quả, ông đã có một kế hoạch trong đầu và tôi biết mọi thứ. Tôi là người trong cuộc. Chúng tôi là những người cùng phe.

Chúng tôi cùng trải qua vấn đề này.

Hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn cảm thấy họ và bạn cùng một phe. Thỉnh thoảng lén nháy mắt với họ.

Họ trao những lời khen chưa xứng đáng.

Đôi khi những lời khen tặng không nhất thiết phải có công mới giành được. Có lúc một lời khen tặng cũng giống như một lời tiên đoán tự trở thành hiện thực.

Khi bạn thấy điều gì đó trong nhân viên mà chính bản thân họ không (hoặc chưa) thấy, họ thường cố gắng hết sức để hoàn thành niềm tin mà bạn có ở họ.  

Điều đó đã xảy ra với tôi. Hồi còn học lớp 9, tôi chơi đấu vật và đã cảm thấy rất hồi hộp, sợ hãi, bị dọa dẫm. Khoảng một tuần gì đó sau khi luyện tập, tôi nghe thấy huấn luyện viên nói chuyện với một trong những quan chức. Thầy nói và chỉ về phía tôi: “Khi nào tập luyện đủ, em học sinh kia sẽ vô địch bang”.

Thầy đã sai. Hóa ra tôi đã không trở thành vô địch bang. Nhưng ngay lúc đó tôi đã cảm thấy tự tin hơn, vững tâm hơn và có rất nhiều động lực. Những cảm xúc đó đã tồn tại trong một thời gian dài.

Thầy đã tin vào tôi.

Và tôi đã bắt đầu tin vào bản thân mình.

Họ trao một cái giá treo mũ.

Các nhân viên cần điều gì đó-dù là một ngày nghỉ, một cơ hội- thường tới gặp bạn với một cái mũ trong tay.  

Họ yếu đuối vì họ đang cần.

Hãy đón lấy chiếc mũ của họ và treo lên giá cho họ. Bạn có thể không cung cáp được cho họ những thứ họ muốn nhưng bạn có thể xem xét vấn đề của họ với lòng trắc ẩn, sự hào phóng và trọng đãi của mình.

Đừng bao giờ để một nhân viên đứng đó với chiếc mũ trong tay. Đó là một trong những cảm giác tồi tệ nhất có thể khiến bạn tan biến ngay lập tức.

(Dich từ Inc)

Friday 23 November 2012

Cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu

"Làm việc chăm chỉ không bao giờ có thể giàu có, làm việc khôn ngoan mới nhanh giàu. Và cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu", ông Ngô Quang Hùng - giám đốc Công ty tài chính 115, người rất thành công trong kinh doanh tài chính và BĐS, chia sẻ bí quyết với những ai muốn nhanh chóng trở thành triệu phú.

“Trước đây, tôi sống trong gia đình chưa bao giờ có 
được một bộ quần áo mới. Khi đi học, tôi phải viết bằng bút chì rồi tẩy đi nháp lại. Tận đến lúc lập gia đình và sinh được 2 đứa con, đứa đầu tiên tôi còn không có tiền mua đồ chơi cho cháu. Năm 2000, cháu thứ 2 không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh, không có điều kiện để đưa cháu sang Singapore hoặc sang Mỹ - những nơi có điều kiện để mổ tim cho trẻ sơ sinh, vợ chồng tôi đã phải ký vào bản cam kết với bác sĩ Việt Nam về việc không đảm bảo cứu được tính mạng con khi phẫu thuật tại Việt Nam. Khi đó, tôi đã tìm ra được động lực, động cơ phải trở nên giàu có để bảo vệ những người yêu thương của mình", ông Hùng bắt đầu câu chuyện làm giàu của mình bằng những kí ức gian truân.

Có được động cơ cũng là lúc ông Hùng nhận ra rằng: Làm việc chăm chỉ không bao giờ có thể giàu có, làm việc khôn ngoan mới nhanh giàu. “Và cách làm giàu khôn ngoan nhất là làm theo người giàu nhất, người giàu làm gì, mình làm theo như vậy", ông Hùng thẳng thắn. 

Nói là như thế nhưng những ngày đầu tiên học làm giàu của ông không dễ dàng, suôn sẻ. Sau thời gian đắn đo, suy nghĩ, ông quyết định bỏ việc để tìm hiểu “người giàu là ai” và “họ làm gì?”.
Ông nghĩ rằng: Những người giàu sẽ có mặt nhiều nhất ở nơi tập trung nhiều tiền vì vậy suốt cả tuần ông lang thang khắp các ngân hàng theo dõi xem họ làm gì. Ông không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện ra một nghịch lý: Những người đi bộ, đi xe đạp thì tới gửi tiền còn những người đi ô tô lại đến ngân hàng để vay tiền. Ông băn khoăn: Tại sao người nghèo đi gửi còn người giàu lại đi vay, để rồi tìm ra câu trả lời: Hóa ra, người giàu đi vay để mua BĐS, để thanh toán tiền vật tư…

Qua quan sát, ông tiếp tục nhận thấy: Cả người vay và người gửi đều không vui. Người vay thì phàn nàn vì thủ tục vay rườm rà, thời gian rất chậm, vốn được vay không được như họ mong muốn. Người đến gửi cũng buồn vì họ muốn lãi suất nhiều hơn, vì lãi suất hiện tại không cao như họ kỳ vọng. Chính vì thế, ông nảy ra ý tưởng thành lập Công ty tài chính 115 với 2 mục tiêu giúp người dân gửi tiền an toàn và lãi suất tốt hơn, cho người vay tiền được nhiều hơn và nhanh hơn. 


Để có được sự giàu có, ông Hùng luôn quan niệm: “Số tiền nằm trong túi bạn không quan trọng bằng những gì nằm trong trái tim bạn”. Với ông, tiền đến từ người khác và để mở được chiếc ví ấy “trước hết phải mở được trái tim của họ, rồi đến mở bộ não, cuối cùng ví tiền sẽ tự mở ra”. 

Theo ông Hùng: Muốn giàu có phải cho đi một cách điên cuồng để đổi về lợi nhuận không thể tin nổi. Ông đã từng khuyên nhủ những nhà kinh doang rằng: "Muốn marketing tốt bắt buộc phải sáng tạo. Sáng tạo chỉ đến khi bạn không chịu lùi bước và lúc nào cũng trăn trở về cái điều mình muốn đạt được. Cho đi điên cuồng là một trong những công cụ marketing tuyệt vời nhất".
Ông kể: “Khi gặp một người bạn muốn mở tiệm rửa xe máy trên địa bàn Hà Nội với số vốn ít ỏi, tôi cho anh ấy lời khuyên. Ngay ngày hôm sau, anh treo một cái biển quảng cáo: “Rửa 300 chiếc xe miễn phí đầu tiên”. Sau đó không lâu, mỗi tháng anh thu về 50 triệu đồng. Còn một người bán kem đã loan tin: “Thứ 7 sẽ tặng kem miễn phí cho mọi người” và ngày thứ 7 ấy đông vô cùng, từ đó, như một thói quen, lần sau họ lại đến tiếp”. 

Ngoài ra, để kiếm tiền không đủ, người giàu nhất là những người biết cách quản lý đồng tiền của mình. Nhà triệu phú này nhấn mạnh: “Quản lý tiền thì bạn mới có tiền để quản lý. Tất cả những người giàu nhất luôn làm việc chăm chỉ tới cần mẫn và họ sống thấp dưới mức sống mà lẽ ra họ đáng được hưởng, dùng tiền để mua tài sản và trở nên giàu có thêm. Và tài sản mà ông nói ở đây đó là kiến thức và thông tin. 

Đối với một nhà kinh doanh, thông tin luôn đóng vai trò rất quan trọng. Ông Hùng cho rằng: Nguyên nhân của sự thất bại là do khâu chuẩn bị, "chúng ta thất bại không phải chúng ta không biết chiến đấu mà vì chúng ta không biết cách chuẩn bị mà thôi!”. Từ đó, theo ông Hùng, để chiến đấu thành công, bạn phải có 2 thứ: Đầu tiên là vũ khí, nó cũng giống như muốn kinh doanh thì phải có vốn, phải có nền tảng vật chất để tạo ra cơ hội và sự thành công. Thứ hai là phải có một nhà đào tạo, một huấn luyện viên giỏi để hướng dẫn cho bạn những kinh nghiệm, đường đi nước bước, cung cấp các thông tin tốt để đầu tư và kinh doanh có hiệu quả. 

Trước đây, nhiều bạn trẻ yêu quý và cảm phục nhà tài chính tài ba này bắt đầu từ câu nói “bất hủ”: “Muốn bay như đại bàng thì không nên chơi với bầy gà, muốn thành công phải chơi và học hỏi với người thành công” và phương pháp làm giàu “bất hủ”: “Tìm ra 6 người giàu nhất, giỏi nhất, mỗi ngày gọi điện cho 1 người. Mỗi tuần gặp 1 người giỏi nhất. Một ngày nào đó tài sản của bạn sẽ bằng 6 người cộng lại chia cho 6”.

7 nguyên tắc sống của người giàu
Những nguyên tắc sống của người giàu mà ông Ngô Quang Hùng nêu ra dưới đây có thể là "cẩm nang" cho những ai khao khát làm giàu:

1. Rõ ràng. Biết mình muốn gì? Mục tiêu trong từng giai đoạn là gì?

2. Tập trung: Khi đã có mục tiêu phải toàn tâm toàn ý. Khi tập trung cao độ sẽ lóe lên những ý tưởng táo bạo.


3. Ra quyết định: không phải mọi quyết định đều đúng nhưng thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đa số quyết định là đúng.

4. Làm việc chuyên nghiệp: Việc ra một đồng, cũng phải làm chuyên nghiệp.


5. Lời nói đi đôi với việc làm: Nói những điều mình làm và làm những gì mình nói.


6. Tập-Tập-Tập
Trước khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, đặc biệt là kinh doanh, các bạn đều phải tập. Sau lần tập thứ nhất, bạn sẽ mắc lỗi. Sau lần tập thứ 2 mắc lỗi ít hơn. Sau lần tập thứ 3, bạn mới có thể thành công. Kinh doanh ảo về bất động sản theo quy tắc 100-10-3-1 là minh chứng hùng hồn nhất cho điều này. Thành công là sự nở hoa trong nhọc nhằn.

7. Khi thất bại, hãy tự an ủi mình bằng cách đưa ra 4 điều tự vấn:
+ Mình đã học được điều gì tuyệt vời từ sự việc này?
+ Số tiền mình mất là một phần hay là tất cả tài sản của mình?
+ Mình chỉ mất tiền chứ không mất sinh mạng
+ Kẻ lấy trộm là nó chứ không phải là mình